Kiến thức Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn...

Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn pháp luật

523
Ảnh minh họa: Hỗ trợ pháp lý 100% cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Ngày 24/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2019/NĐ-Cp về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ 100% chi phí tư vấn pháp luật.

>> 3 ưu tiên của hộ kinh doanh khi chuyển sang doanh nghiệp
>> Đề xuất miễn thuế TNDN 2 năm đối với một số DN nhỏ, siêu nhỏ
>> Từ 2020, thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giảm mạnh

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ về pháp lý được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp siêu nhỏ; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

I. Quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ

Việc hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ về pháp lý được ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.

Nghị định 55/2019/NĐ – CP chỉ rõ các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ chi phí pháp luật ở mức như sau:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng không quá 3 triệu đồng/năm.

– Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 05 triệu đồng/năm.

– Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí, nhưng không quá 10 triệu đồng/năm.

– Hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP.

Trường hợp được hỗ trợ thì doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật vụ việc, vướng mắc được hỗ trợ. Hồ sơ thanh toán phải có đầy đủ các giấy tờ:

– Văn bản tư vấn pháp luật, gồm 01 bản đầy đủ và 01 bản đã loại bỏ các thông tin về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;

– Văn bản đề nghị thanh toán chi phí tư vấn pháp luật có xác nhận của tư vấn viên và doanh nghiệp, trong đó có viện dẫn số và ngày của văn bản đồng ý hỗ trợ, tên người thụ hưởng và số tài khoản, ngân hàng của người thụ hưởng;

– Hóa đơn tài chính.

II. Ý nghĩa của việc hỗ trợ

Nghị định quy định cụ thể hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhập, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về: Văn bản quy phạm pháp luật; vụ việc, vướng mắc pháp lý.

Bên cạnh đó, xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhập dữ liệu về: Bản án, quyết định của tòa án; phán quyết trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp; văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp siêu nhỏ; văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ về chi phí tư vấn pháp luật.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 16/08/2019.

>> 3 ưu tiên của hộ kinh doanh khi chuyển sang doanh nghiệp
>> Đề xuất miễn thuế TNDN 2 năm đối với một số DN nhỏ, siêu nhỏ
>> Từ 2020, thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giảm mạnh

dùng thử phần mềm kế toán

MISA Tổng hợp