Kiến thức 3 ưu tiên của hộ kinh doanh khi chuyển sang doanh nghiệp

3 ưu tiên của hộ kinh doanh khi chuyển sang doanh nghiệp

520
chuyển đổi doanh nghiệp siêu nhỏ
Ảnh minh họa: Hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ

Nhiều hộ kinh doanh suy nghĩ rằng khi chuyển đổi lên thành doanh nghiệp lợi ích chẳng thấy đâu mà ôm về bao nhiêu thứ đau đầu nào là thuế hay thủ tục hành chính phức tạp, mất thời gian đi lại làm việc với cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước.

>> Đề xuất miễn thuế TNDN 2 năm đối với một số DN nhỏ, siêu nhỏ
>> Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập?
>> Gần 67.000 doanh nghiệp thành lập mới chỉ trong nửa năm 2019

Tuy nhiên, trên thực tế, hiểu được những khó khăn của hộ kinh doanh nhà nước luôn tạo điều kiện cho hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp triển khai và chuyển đổi một cách nhanh chóng với nhiều lợi thế.

Được miễn thuế, giảm nhiều loại thuế phí

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 quy định quy định nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Cụ thể, hộ kinh doanh được:

– Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;

– Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;

– Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

– Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.
Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Thêm vào đó, hiện nay nhà nước đã có chủ trương miễn thuế 2 năm đầu cho doanh nghiệp mới thành lập chuyển đổi từ hộ gia đình, cộng với việc sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách thuế với ưu đãi lớn cho doanh nghiệp mới thành lập hướng tới mục tiêu năm 2020 sẽ đạt 1 triệu doanh nghiệp.

chuyển đổi doanh nghiệp siêu nhỏ
Ảnh minh họa: Hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ

Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2, Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

Được thuê nhiều lao động

Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Điều này có nghĩa, pháp luật chỉ chấp nhận hộ kinh doanh có từ 9 lao động trở xuống. Do đó, nếu muốn thuê nhiều lao động hơn để mở rộng kinh doanh thì hộ kinh doanh sẽ được coi là phạm luật.
Với mô hình doanh nghiệp, pháp luật hiện hành không hạn chế số lượng người lao động trong doanh nghiệp.

Ngoài 3 điểm nêu trên, hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp còn được mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện; Khi kinh doanh thua lỗ được áp dụng quy định của Luật phá sản…

>> Đề xuất miễn thuế TNDN 2 năm đối với một số DN nhỏ, siêu nhỏ
>> Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập?
>> Gần 67.000 doanh nghiệp thành lập mới chỉ trong nửa năm 2019

dùng thử phần mềm kế toán

Theo MISA Starbooks