Kiến thức 6 bí kíp giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ khởi nghiệp thành...

6 bí kíp giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ khởi nghiệp thành công

869
bi-kip-start-up-thanh-cong

Để khởi nghiệp thành công, bất kỳ doanh nghiệp siêu nhỏ nào cũng cần phải có mục tiêu riêng cho mình. Ngoài mục tiêu cho riêng mình, điều quan trọng nhất ở mỗi startup đó chính là sự quyết tâm, can đảm và năng lượng để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức mà một doanh nghiệp mới phải trải qua. Dưới đây là một số mẹo để startup doanh nghiệp thành công.

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải có kế toán trưởng
>> Tổng hợp các hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Từ một doanh nghiệp siêu nhỏ, Shark Phú đã làm gì để đưa Sunhouse trở thành tập đoàn lớn?

bi-kip-start-up-thanh-cong

Lựa chọn tên phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Đặt tên cho doanh nghiệp của bạn nên là ưu tiên hàng đầu vì nó sẽ đại diện cho bạn. Bạn nên chọn một cái tên mà mọi người dễ nhớ và nó có khả năng để xây dựng mối liên kết chặt chẽ với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đây là cách bạn, khách hàng, nhân viên và những người khác sẽ phân biệt và xác định được doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp bạn có một cái tên hấp dẫn đối tượng khách hàng mục tiêu thì đó cũng là điểm nhấn giúp bạn gia nhập thị trường nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu nhu cầu thị trường

Trên thị trường hiện có nhiều đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp các giải pháp giống bạn. Chính vì vậy bạn cần nghiên cứu thật kỹ thị trường trước khi quyết định khởi nghiệp. Từ việc nghiên cứu thị trường và việc nắm bắt những điểm mạnh của doanh nghiệp mình để bạn có những kế hoạch kinh doanh độc đáo, phù hợp với doanh nghiệp mình.

Hiện nay, vòng đời của sản phẩm ngắn hơn, ý tưởng hay là chưa đủ mà còn cần phải phù hợp với thị trường. Thay vì chăm chú vào những chỉ số kỹ thuật trong giai đoạn sản phẩm sắp ra mắt, doanh nghiệp nên tập trung lắng nghe người tiêu dùng phản ánh, từ đó hoàn thiện để tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho người dùng của mình.

Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng

Sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó, các yếu tố về kỹ thuật đối với sản phẩm, từ khâu thiết kế, triển khai thi công, đến giám sát vận hành là một trong những vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp cần chú trọng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng để có thể dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Sản phẩm càng được cải tiến gần với nhu cầu của khách hàng chính là một trong những điểm quan trọng để bạn có thể chiếm được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-start-up

Xây dựng đội ngũ nhân viên tốt

Để thu hút nhân tài về làm việc, trước tiên, bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công việc khởi nghiệp đó và lan tỏa đam mê ra mọi người xung quanh. Bạn phải chứng tỏ dự án đang thực hiện hội đủ tất cả yếu tố để thành công trong tương lai.

Hoạt động nhân sự ở công ty mới khởi nghiệp chính là việc phát triển con người, để nhân viên có cùng tầm nhìn với công ty theo thời gian. Khi có những thay đổi về sản phẩm hoặc yếu tố khác, chủ doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để thuyết phục mọi người tiếp tục đồng hành với mình.

Học cách thích nghi và học hỏi từ những người xung quanh

Điều quan trọng cần lưu ý là bạn sẽ không có được mọi thứ ngay từ khi bắt đầu, vì vậy bạn hãy chuẩn bị để thích nghi với công việc kinh doanh và thay đổi cách bạn làm mọi việc. Bạn cần luôn học hỏi từ những gì đang xảy ra bên trong doanh nghiệp và bên ngoài với khách hàng của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu và học từ các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, từ những doanh nhân mới nổi, từ những người gần gũi với bạn. Bằng việc tích cực học hỏi sẽ giúp bạn đúc rút được không ít các kinh nghiệm và có thể lựa chọn để áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Lựa chọn phần mềm quản lý tài chính – kế toán thông minh

Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, không dùng phần mềm, các giám đốc, chủ doanh nghiệp rất khó để kiểm tra và đối soát được các khoản thu – chi của công ty, kế toán viên khi thực hiện ghi sổ sách kế toán, chứng từ rất dễ nhầm lẫn số liệu dẫn tới sai lệch con số ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như quản lý tài chính doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp thuê dịch vụ kế toán bên ngoài thì tất cả chứng từ, sổ sách kế toán đều phải trao cho bên dịch vụ kế toán để thực hiện, phía doanh nghiệp khó kiểm soát sự minh bạch của chứng từ cũng như số liệu kế toán mà phụ thuộc hoàn toàn vào bên dịch vụ.

Khi sử dụng phần mềm, tất cả các chứng từ, sổ sách được nhập lên phần mềm giúp giám đốc, chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch phần mềm sẽ cảnh báo ngay lập tức, đồng thời chủ động kiểm soát được hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp.

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải có kế toán trưởng
>> Tổng hợp các hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Từ một doanh nghiệp siêu nhỏ, Shark Phú đã làm gì để đưa Sunhouse trở thành tập đoàn lớn?

dùng thử phần mềm kế toán