Một số doanh nghiệp mới thành lập vẫn đang loay hoay câu hỏi “Doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp thuế không?”. Dưới đây sẽ là bài tổng hợp những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập.
>> Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế không?
>> Người bán hàng online lưu ý về các khoản thuế phải nộp
>> Miễn lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập
Hiện tại, do đang trong kế hoạch mục tiêu của nhà nước đến năm 2020 sẽ đạt 1 triệu doanh nghiệp nên các doanh nghiệp mới thành lập đang được hưởng lợi lớn từ mức thuế.
1. Lệ phí môn bài
Trước tháng 6 năm 2019, theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm. Nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu. Thêm vào đó, tháng 7 năm 2019, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện tờ trình sửa đổi, bổ dung một số điều của Nghị định 139 về lệ phí môn bài. Theo đó, dự kiến sẽ miễn toàn bộ lệ phí môn bài trong năm đầu tiên cho doanh nghiệp mới thành lập.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.
- Nếu doanh thu đến 20 tỷ đồng thì thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20%.
- Nếu doanh thu từ trên 20 tỷ đồng thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
- Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% – 50%.
Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời gian mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên. Thêm vào đó tháng 7 năm 2019 vừa qua, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số luật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ cụ thể là:
+ Áp dụng thuế suất 15% áp dụng đối với trường hợp hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 03 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người.
+ Áp dụng 17% đối với trường hợp doanh nghiệp nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, trừ doanh nghiệp quy định nêu trên.
Ngoài ra, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được thành lập từ hộ kinh doanh sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Yêu cầu để nhận được miễn thuế doanh nghiệp này là hộ kinh doanh phải có thời gian sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 12 tháng tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp lần đầu.
3. Thuế giá trị gia tăng
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định về việc doanh nghiệp mới thành lập có phải nộp thuế không: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đã và đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp giao động ở các mức 0%-5%-10% (Tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).
4. Thuế xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu thuế xuất nhập khẩu.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này được áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.
– Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và theo thuế suất với tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.
– Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
5. Thuế tài nguyên
Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên.
Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x thuế suất
6. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 200, doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định. Các doanh nghiệp đó bao gồm doanh nghiệp trong lĩnh vực thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ…
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải nộp thuế, tùy theo đặc thù mà doanh nghiệp có những loại thuế khác nhau, nhưng tựu chung lại, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
>> Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế không?
>> Người bán hàng online lưu ý về các khoản thuế phải nộp
>> Miễn lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập