Kiến thức Hướng dẫn làm thủ tục BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

Hướng dẫn làm thủ tục BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

656
bảo hiểm xã hội
Ảnh minh họa: Làm thủ tục bảo hiểm cho doanh nghiệp lần đầu tham gia bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động để đảm bảo quyền lợi về sau cho người hưởng lao động. Để thực hiện các thủ tục làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp lần đầu thành lập thực hiện theo 3 bước, dưới đây là 3 bước đó để doanh nghiệp lần đầu làm bảo hiểm xã hội tiện theo dõi.

>> Những nghiệp vụ kế toán tiền lương nhất định phải biết
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể sử dụng những hình thức kế toán nào?
>> 5 quy định kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần nắm vững

Khi nào cần đóng BHXH cho người lao động

Theo quy định, người lao động được doanh nghiệp đóng bảo hiểm cần thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời han, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến 12 tháng.

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 01/01/2018).

Hồ sơ và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp

Theo quyết định 595/QĐ-BHXH về việc ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ,BNN); cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT thủ tục và hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người lao động kê khai tờ khai bảo hiểm xã hội (Theo mẫu TK1-TS – Ban hành kèm QĐ số 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam).

Bước 2: Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) lập tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK3-TS-Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXHcuar BHXH Việt Nam) và Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mẫu D02-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam).

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Các bước thực hiện bước 3 theo thứ tự sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ: Mẫu TK1-TS, Mẫu TK3-TS và mẫu D02-TS

2. Nơi nộp hồ sơ: Nộp cho cơ quan bảo hiểm quận/huyện
(Đăng ký cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý theo địa bàn đăng ký trên giấy đăng ký kinh doanh)

Đơn vị đóng trị sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì tham gia đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

bảo hiểm xã hội
Ảnh minh họa: Làm thủ tục bảo hiểm cho doanh nghiệp lần đầu tham gia bảo hiểm xã hội

3. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:

– Đối với hồ sơ giấy: Đơn vị thông báo cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn; đối với dữ liệu điện tử (nếu có) đơn vị gửi cho cơ quan BHXH qua Internet,…

– Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH,BHYT,BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam.

4. Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan bảo hiểm thực hiện

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện tiến hành cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT

– Cấp sổ BHXH: Cấp mới (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Cấp thẻ BHYT: Cấp mới không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

>> Những nghiệp vụ kế toán tiền lương nhất định phải biết
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể sử dụng những hình thức kế toán nào?
>> 5 quy định kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần nắm vững

dùng thử phần mềm kế toán

Theo MISA Startbooks