Kế toán thuế là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, là “cầu nối” giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm làm kế toán thuế sao cho hiệu quả và tránh sai sót cho các bạn đã, đang và sẽ làm công việc này.
>> Những nghiệp vụ kế toán tiền lương nhất định phải biết
>> 10 điều doanh nghiệp cần làm khi quản lý tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ
>> 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành
1. Kế toán thuế là gì?
Mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều phải khai báo và nộp thuế cho nhà nước theo quy định. Kế toán thuế là người phụ tránh các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kê khai thuế của doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Công việc của kế toán thuế đòi hỏi phải thu thập, xử lý thông tin chính xác để xác định đúng số thuế phải nộp của doanh nghiệp, tránh bỏ sót các chi phí cũng như tránh vi phạm các quy định của nhà nước.
2. Kinh nghiệm làm kế toán thuế hiệu quả
a. Hiểu rõ về công ty
Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty cũng có ảnh hưởng đến công việc của kế toán thuế. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại sẽ khác công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công ty xây dựng sẽ khác nhà hàng khách sạn về cách xử lý các hóa đơn, chứng từ cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Khi mới vào làm việc tại công ty, kế toán thuế cần phải nắm rõ công ty mình làm việc thuộc lĩnh vực kinh doanh gì, mang những đặc điểm như thế nào để từ đó có được phương pháp, quy trình làm việc phù hợp.
- Kinh nghiệm khi mua hàng: Khi mua hàng, các kế toán thuế thường gặp các vấn đề về hóa đơn. Kế toán thuế cần lưu ý
- Cẩn thận với hóa đơn giả: Hiện nay tình trạng hóa đơn giả đang rất nhiều, do đó kế toán cần đối chiếu kỹ các thông tin trên hóa đơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử xác thực để phòng tránh tình trạng này.
- Không xuất hoá đơn GTGT đối với Hàng hóa Xuất khẩu.
- Không xuất hoá đơn đối với doanh thu hàng uỷ thác xuất khẩu.
- Đối với các chi phí không có hóa đơn, cần phải xử lý phù hợp để kê khai thuế được chính xác. Xem thêm cách xử lý các chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào tại đây.
b. Kinh nghiệm khi làm cho doanh nghiệp mới thành lập
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần phải làm một số công việc để khiến quá trình kê khai thuế và nộp thuế sau này không gặp rắc rối. Kế toán thuế cần tiến hành lập tài khoản ngân hàng, tổng hợp các chi phí đăng ký kinh doanh, lựa chọn phương pháp kê khai thuế, chế độ kế toán, hình thức ghi sổ và phương pháp hạch toán phù hợp. Ngoài ra, kế toán thuế còn có thể góp phần vào xây dựng nội quy lao động và quy chế lương thưởng sao cho hợp lý.
c. Kinh nghiệm khi kế toán thuế mới tiếp nhận công việc
Khi mới tiếp nhận công việc ở doanh nghiệp, kế toán thuế cần chủ động đặt lịch hẹn với kế toán cũ càng sớm càng tốt để nắm bắt được các công việc tỏng doanh nghiệp. Ngoài ra khi bàn giao các sổ sách kế toán liên quan, cần phải lập biên bản bàn giao và đầy đủ các bên xác nhận.
d. Nắm chắc và cập nhật Luật thuế
Đối với một kế toán thuế, việc hiểu rõ và nắm chắc các thông tư, nghị định, quy định của nhà nước là rất quan trọng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thuế. Kế toán thuế cần thường xuyên theo dõi và cập nhật những thay đổi trong các quy định để không chỉ tránh các sai sót, tránh bị xử phạt mà còn cập nhật chính sách ưu đãi của nhà nước để giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.
e. Kinh nghiệm ứng xử khi cơ quan thuế kiểm tra
Khi tiến hành kiểm tra thuế, những nhân viên của cơ quan thuế có thể sẽ rất khó tính và “soi mói” doanh nghiệp rất kỹ càng. Dù cho bạn có rất cẩn thận trong quá trình làm việc, vẫn có khả năng họ vẫn sẽ phát hiện ra những lỗi và sai sót của bạn. Vì vậy, hãy giữ liên lạc và xây dựng mối quan hệ tốt với các cán bộ thuế để có thể tham khảo về những vấn đề liên quan khi cần thiết.
>> Những nghiệp vụ kế toán tiền lương nhất định phải biết
>> 10 điều doanh nghiệp cần làm khi quản lý tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ
>> 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành