Kiến thức Những kiến thức cơ bản nhất về chi phí quản lý doanh...

Những kiến thức cơ bản nhất về chi phí quản lý doanh nghiệp

1462
phần mềm kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ 4

Chi phí doanh nghiệp là gì và chi phí doanh nghiệp bao gồm những mục nào là những kiến thức căn bản mà bất cứ chủ doanh nghiệp hay kế toán nào cũng cần nắm được để có kế hoạch quản lý chi phí cho doanh nghiệp mình hiệu quả.

>> 4 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp siêu nhỏ quản lý chi phí hiệu quả
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư nào?
>> Điểm mặt, chỉ tên những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành các hoạt động của mình, có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp chứ không tách riêng được cho từng hoạt động cụ thể.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một nhân tố cấu thành quan trọng trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản trị cần phải quản lý tốt chi phí này sao cho hợp lý nhất với doanh nghiệp của mình.

chi_phi_doanh_nghiep_la_gi

2. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?

Trong kế toán, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được hạch toán thông qua tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

Chi phí nhân viên quản lý: là toàn bộ các chi phí phải trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp, bao gồm tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,… được hạch toán thông qua tài khoản 6421.

Chi phí vật liệu quản lý: là các khoản chi cho vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp: văn phỏng phẩm, công cụ dụng cụ,… được hạch toán thông qua tài khoản 6422.

Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng, được hạch toán thông qua tài khoản 6423

Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc,… được hạch toán thông qua tài khoản 6424

Thuế, phí và lệ phí: thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác,… được hạch toán thông qua tài khoản 6425

Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được hạch toán thông qua tài khoản 6426

Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp: tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ,… được hạch toán thông qua tài khoản 6427.

Chi phí bằng tiền khác: các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,… được hạch toán thông qua tài khoản 6428.

Hiện nay, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường phát sinh rất nhiều chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí bán hàng, lương, văn phòng phẩm, tiếp khách, điện, nước…trong đó có nhiều khoản chi phí không hợp lý cần kiểm soát và cắt giảm. Một số phần mềm khác hoặc excel không có báo cáo chi phí phát sinh theo khoản mục, đơn vị, phòng ban để giúp kế toán tham mưu cho BGĐ đưa ra phương án cắt giảm kịp thời.

Chính vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ MISA Startbooks.vn giúp doanh nghiệp có đầy đủ các báo cáo phân tích chi phí của doanh nghiệp theo khoản mục chi phí, theo đơn vị, phòng ban. Từ đó, kế toán dễ dàng kiểm soát, biết chi phí nào phát sinh quá nhiều để tham mưu BLĐ cắt giảm.

chi_phi_doanh_nghiep_bao_gom_nhung_gi

>> 4 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp siêu nhỏ quản lý chi phí hiệu quả
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư nào?
>> Điểm mặt, chỉ tên những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

dùng thử phần mềm kế toán