Kiến thức Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập?

Kế toán cần làm gì khi công ty mới thành lập?

1041
công việc kế toán cần làm
Ảnh minh họa: Công việc kế toán cần phải thực hiện khi doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới thành lập ngoài những nỗi lo về vốn về con người, thì còn có lỗi lo khác liên quan đến kế toán. Kế toán sẽ phải hoàn thành khá nhiều việc liên quan đến thủ tục hành chính, hoàn thiện sổ sách, chứng từ cho doanh nghiệp mới thành lập.

>> Hướng dẫn chi tiết về sổ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Thủ tục đăng kí doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Điểm mặt, chỉ tên những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

Những công việc ban đầu tốn khá nhiều thời gian phải kể đến như doanh nghiệp cần hoàn thành thủ tục hành chính có liên quan đến thủ tục hành chính về tài khoản ngân hàng, kê khai thuế, hóa đơn, con dấu, quyền lợi cho người lao động… Doanh nghiệp có thể tự chuẩn bị những thủ tục ban đầu này hoặc có thể thuê công ty luật ở bên ngoài làm những việc này, đây là điểm giúp doanh nghiệp mới thành lập có thể hạn chế rủi ro và nhanh chóng hoàn thành những vấn đề thủ tục hành chính.

Ảnh minh họa: Công việc kế toán cần phải thực hiện khi doanh nghiệp mới thành lập

Hiện tại hầu hết các cơ quan thuế đều làm việc qua mạng giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp và tiết kiệm cho doanh nghiệp những khoản chi phí đi lại không cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới cũng cần có tài khoản ngân hàng, chữ ký số ngay từ khi mới thành lập.

Lưu ý, những hóa đơn từ 20 triệu trở lên thì phải Chuyển khoản mới được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế GTGT nên việc mở tài khoản ngân hành sớm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng làm việc.

Hàng tháng, kế toán của các doanh nghiệp luôn có những lịch với cơ quan thuế để kê khai thuế, hóa đơn, báo cáo về tình hình nhân sự…

1. Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

Theo Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn, mức thu lệ phí môn bài với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 đồng/năm. Với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống là 2.000.000 đồng/năm. Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đồng/năm.

Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế môn bài cả năm. Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (từ 1 tháng 7 về cuối năm) sẽ nộp thuế Môn bài 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Các doanh nghiệp mới thành lập khai lệ phí môn bài một lần khi doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh những chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh.

2. Kê khai thuế Giá trị gia tăng, TNCN, TNDN

  • Kê khai thuế GTGT

Doanh nghiệp mới thành lập cần chú ý khi kê khai thuế GTGT, hiện có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ và trực tiếp, có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý. Doanh nghiệp mới thành lập kê khai theo Quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp.

Nếu doanh nghiệp muốn kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì nộp Mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT. Hạn chậm nhất là hạn nộp tờ khai thuế GTGT kỳ đầu tiên. Như vậy, hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý là ngày thứ 30 tháng đầu tiên quý sau. Dù không phát sinh thì kế toán của doanh nghiệp mới thành lập cũng cần nộp tờ khai thuế GTGT, nếu không nộp thì kế toán sẽ bị quy vào hành vi vi phạm chậm nộp Tờ khai.

Nếu kế toán muốn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nộp Mẫu tờ khai thuế GTGT 04/GTGT. Trình tự và thời hạn tương tư như trên.

Kế toán cần lưu ý xác định được doanh nghiệp mình lựa chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào (khấu trừ hay trực tiếp), từ đó lựa chọn được hóa đơn sử dụng.

  • Kê khai thuế TNCN

Có 2 kỳ kê khai thuế TNCN là kê khai theo tháng và theo Quý. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo Quý thì kế khai thuế TNCN cũng phải theo Quý. Như vậy là doanh nghiệp mới thành lập kê khai thuế TNCN theo Quý. Như vậy doanh nghiệp mới thành lập kê khaui thuế TNCN theo Quý.

Nếu trong Quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ 1 nhân viên nào (tức là tháng trong Quý đó không có nhân viên nào phải nộp thuế TNCN) thì kế toán không cần phải kê khai thuế TNCN. Nếu trong Quý phát sinh thuế TNCN dù chỉ 1 nhân viên thì cũng phải kê khai thuế.

  • Kê khai thuế TNDN

Kế toán căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh hàng quý: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của quý (không phải nộp Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý). Thời gian nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu tổng số tiền thuế TNDN tạm nộp mà thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo Quyết toán từ 20% trở lên thì sẽ bị phạt chậm nộp.

3. Lựa chọn loại hóa đơn sử dụng

Doanh nghiệp cần xác định được doanh nghiệp mình lựa chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào (Khấu trừ hay Trực tiếp), tiếp đó mới lựa chọn được hóa đơn sử dụng.

Cụ thể nếu doanh nghiệp lựa chọn doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT (hóa đơn GTGT có các hình thức hóa đơn như Hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử. Lưu ý với hóa đơn điện tử là cần phải phát hành hóa đơn trước khi sử dụng.

Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng.

Khi đã thông báo phát hành hóa đơn hoặc mua hóa đơn bán hàng của Chi cục Thuế thì hàng quý doanh nghiệp sẽ phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Thời gian báo cáo tình hình hóa đơn giống với thời gian làm tờ khai thuế giá trị gia tăng.

4. Lựa chọn Chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ

a) Có 3 Chế độ kế toán

Chế độ kế toán theo Thông tư 200 áp dụng cho doanh nghiệp; chế độ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ; chế độ kế toán theo Thông tư 132 áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Kế toán cần xác định quy mô của doanh nghiệp thật rõ ràng để đúng phương pháp hạch toán sổ sách.

Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, Doanh nghiệp lớn đang sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200. Trường hợp muốn thay đổi chế độ kế toán như doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì phải thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần lập bảng định mức nguyên vật liệu cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

b, Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ: phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng; phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối sản phẩm.

Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC: “Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện”.

>> Hướng dẫn chi tiết về sổ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Thủ tục đăng kí doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Điểm mặt, chỉ tên những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

dùng thử phần mềm kế toán

Theo MISA Startbooks tổng hợp