Kiến thức 11 mức xử phạt hành chính phổ biến dành cho Hộ Kinh...

11 mức xử phạt hành chính phổ biến dành cho Hộ Kinh doanh

833
hộ kinh doanh
Ảnh minh họa: Nhiều sai phạm Hộ kinh doanh thường mắc phải

Hiện nay, một số hộ kinh doanh vẫn đang còn mắc một số sai phạm khi hoạt động và quản lý nên bị xử phạt. Dưới đây sẽ là một số lỗi hộ kinh doanh thường mắc phải, mức phạt và cách khắc phục các sai phạm.

>> Mức phạt khi không có sổ sách kế toán mà kế toán cần lưu ý
>> 06 sai lầm khi quản lý kho, kế toán nhất định cần tránh
>> Chi phí kế toán và chi phí tính thuế khác nhau như thế nào?

1. Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Với hành vi này mức phạt sẽ từ 5 – 7 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc kê khai lại những thông tin có trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đôi nội dung kinh doanh.

2. Thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên

Với hành vi này mức phạt sẽ từ 10 lao động trở lên sẽ có mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Biện pháp khắc phục là buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

hộ kinh doanh

3. Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập

Có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh, đó là:

– Cá nhân là công dân Việt nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện là công dân Việt Nam có đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Hộ gia đình.

Nếu thành lập hộ kinh doanh do những đối tương không được quyền thành lập thì mức phạt đối với hành vi này là từ 3 đến 5 triệu đồng.

4. Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký.

Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi này cũng là từ 3 đến 5 triệu đồng. Để khắc phục trường hợp này cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Trừ các trường hợp hoạt động sau đây, các hoạt đồng đều phải đăng ký kinh doanh:

– Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.

– Bán hàng rong, quà vặt.

– Buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.

– Kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…)

– Làm dịch vụ có thu nhập thấp (Mức thu nhập thấp này sẽ cho UBND tỉnh quy định.

Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

5. Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Với hành vi này, hộ kinh doanh phải đóng mức phạt 3 – 5 triệu. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.

6. Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

Mức phạt 3 – 5 triệu và phải báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

7. Đăng kí kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

Mức phạt cũng từ 3 đến 5 triệu với các hành vi đăng ký nhiều hơn một hộ kinh doanh. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc làm thủ tục chấm dứt các hộ kinh doanh khác và chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất.

8. Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hộ kinh doanh phải nộp phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

9. Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cũng bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.

10. Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với hành vi chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

11. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện.

Phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với hành vi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nội dung thay đổi đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

>> Mức phạt khi không có sổ sách kế toán mà kế toán cần lưu ý
>> 06 sai lầm khi quản lý kho, kế toán nhất định cần tránh
>> Chi phí kế toán và chi phí tính thuế khác nhau như thế nào?

dùng thử phần mềm kế toán

MISA StartBooks tổng hợp