Kiến thức Những nguyên tắc trong kế toán nhất định bạn phải biết

Những nguyên tắc trong kế toán nhất định bạn phải biết

814
nguyên tắc quan trọng trong kế toán

Kế toán là công việc thu nhận, xử lý và trình bày các thông tin kinh tế – tài chính cho các đối tượng liên quan. Để những thông tin được nhất quán và dễ hiểu nhất, kế toán bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trong quá trình làm việc. Dưới đây là 7 nguyên tắc mà người làm kế toán nào cũng phải thuộc lòng.

>> Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp cần làm gì
>> 06 kỹ năng của kế toán nhất định cần có
>> Làm kế toán bán thời gian, lựa chọn của nhiều sinh viên

1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Trong thực tế, các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí có thể phát sinh tại một thời điểm và thực thu hoặc thực chi tại một thời điểm khác. Tuy nhiên theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ kế toán – tài chính liên quan đến các đối tượng trên phải được ghi chép vào sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh. Việc ghi sổ vào thời điểm thực thu hoặc thực chi là sai với nguyên tắc này và có thể dẫn đến sự thiếu chính xác trong báo cáo tài chính, đặc biệt là khi nghiệp vụ phát sinh ở kỳ này nhưng lại thực thu, thực chi ở kỳ khác.

nguyên tắc quan trọng trong kế toán

2. Nguyên tắc nhất quán

Việc sử dụng nhiều chính sách, phương pháp kế toán khi hoạt động có thể gây khó khăn cho những đối tượng đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguyên tắc nhất quán yêu cầu doanh nghiệp chỉ sử dụng một chính sách và phương pháp thống nhất trong suốt kỳ kế toán. Nếu bắt buộc phải thay đối, doanh nghiệp phải trình bày rõ lí do và tác động của sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.

3. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Việc doanh nghiệp có hoạt động liên tục hay không sẽ ảnh hưởng đến việc phản ánh giá trị của các tài sản, thu nhập, chi phí vào trong báo cáo tài chính. Chính vì vậy, để thông tin được nhất quán và chính xác nhất, doanh nghiệp sẽ phải giả định mình sẽ hoạt động liên tục trong hiện tại và trong tương lai gần. Trong trường hợp doanh nghiệp lập báo cáo tài chính trên cơ sở khác không đúng với nguyên tắc này thì phải giải thích cơ sở sử dụng trên báo cáo tài chính.

4. Nguyên tắc thận trọng

Trong thực tế, có nhiều trường hợp các nghiệp vụ kế toán xảy ra trong điều kiện không chắc chắn. Chính vì vậy, để có thể bảo toàn nguồn vốn, hạn chế rủi ro, sai lệch thông tin trong báo cáo tài chính, kế toán phải áp dụng nguyên tắc thận trọng khi làm việc.

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu kế toán:

  • Chi lập dự phòng không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện.
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản, thu nhập và không đánh giá thấp hơn giá trị của nợ phải trả, chi phí
  • Doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, chi phí ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.

nguyên tắc trong kế toán bạn nhất định cần nắm rõ

5. Nguyên tắc giá gốc

Các tài sản của doanh nghiệp có thể được tính giá theo nhiều các khác nhau. Tuy nhiên để việc ghi nhận thông tin được chính xác và nhất quán, nguyên tắc này yêu cầu các tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc chứ không phải giá thị trường. Giá gốc của tài sản doanh nghiệp mua về sẽ được tính bằng cách cộng giá tài sản tại thời điểm mua và các chi phí liên quan đến tài sản đó như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chi phí chạy thử,…

6. Nguyên tắc trọng yếu

Trong quá trình làm việc, kế toán sẽ phải tiếp nhận với rất nhiều thông tin. Nếu ghi nhận hết tất cả thông tin thì khối lượng công việc của kế toán sẽ rất lớn, đồng thời cũng gây khó khăn cho người sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính. Chính vì vậy, nguyên tắc này yêu cầu kế toán sử dụng những thông tin mang tính chất trọng yếu và có thể bỏ qua những thông tin không trọng yếu.

Những thông tin trọng yếu là những thông tin có ảnh hưởng đáng kể đến tính chính xác của báo cáo tài chính và việc ra quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Ngược lại, thông tin không trọng yếu là những thông tin ít có tác dụng và ảnh hưởng không nhiều tới tính chính xác của báo cáo tài chính.

7. Nguyên tắc phù hợp

Để có thể ghi nhận và đánh giá đúng kế quả kinh doanh của doanh nghiệp qua từng thời kỳ, nguyên tắc phù hợp yêu cầu kế toán khi ghi nhận doanh thu phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Những chi phí tương ứng có thể là chi phí phát sinh trong kỳ và liên quan đến việc tạo ra doanh thu của kỳ đó, cũng có thể là chi phí của các kỳ trước nhưng liên quan đến khoản doanh thu của kỳ này.

>> Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp cần làm gì
>> 06 kỹ năng của kế toán nhất định cần có
>> Làm kế toán bán thời gian, lựa chọn của nhiều sinh viên

dùng thử phần mềm kế toán