Với những người mới tiếp xúc với kế toán thì việc ghi nhớ các tài khoản là không hề dễ dàng. Vì số lượng và tính phức tạp cao, các tài khoản kế toán đòi hỏi người học phải mất nhiều thời gian để làm quen và học thuộc. Tuy nhiên cũng có một số mẹo hữu ích để bạn có thể ghi nhớ các tài khoản này nhanh chóng hơn.
>> Lập chứng từ kế toán điện tử như thế nào là đúng quy định?
>> Tổng hợp các hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thông dụng nhất
1. Ghi nhớ các tài khoản quan trọng trước
Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm rất nhiều tài khoản và chỉ riêng một đầu tài khoản cũng có thể bao gồm nhiều tài khoản nhỏ trong đó. Việc ghi nhớ chúng trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó khăn. Chính vì vậy, kế toán cần ghi nhớ các tài khoản thường xuyên sử dụng đầu tiên, sau khi đã thuộc hết các tài khoản quan trọng thì tiếp tục ghi nhớ những tài khoản còn lại.
Ví dụ: tài khoản đầu 1 có những tài khoản quan trọng bao gồm 111, 112, 113, 151, 152, 131, 133, 141 là những tài khoản cần ưu tiên ghi nhớ đầu tiên.
2. Ghi nhớ tên tài khoản theo từng loại tài khoản
Các loại tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý theo thứ tự: tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Các bạn có thể ghi nhớ các loại tài khoản theo bảng dưới đây:
3. Một số mẹo ghi nhớ tài khoản kế toán khác
- Các tài khoản kế toán được sắp xếp theo tính thanh khoản. Tính thanh khoản càng cao thì sẽ càng ở trên đầu. Ví dụ tài khoản loại 1 (tài sản ngắn hạn) sẽ có tính thanh khoản cao hơn tài sản loại 2 (tài sản dài hạn), tài khoản 111 (tiền mặt) tính thanh khoản cao hơn tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng).
- Các tài khoản loại 1, 2, 6, 8 phát sinh tăng thì ghi nợ, phát sinh giảm thì ghi có.
Các tài khoản 3, 4, 5, 7 phát sinh giảm thì ghi nợ, phát sinh tăng thì ghi có.
- Các tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 có kết thúc bằng số 8 thì thường có tính chất khác thuộc loại đó. Ví dụ TK 138 là phải thu khác, TK 2118 là tài sản cố định khác.
- Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9 là các tài khoản dự phòng.
4. Học đi đôi với hành
Đối với các tài khoản kế toán, nếu chỉ học “vẹt” thì sẽ rất khó nhớ. Kết hợp việc học với thực hành sẽ giúp bạn không những nhớ những tài khoản kế toán nhanh hơn mà còn biết cách sử dụng sử dụng chúng một cách chính xác nhất. Hãy chăm chỉ thực hành các nghiệp vụ hạch toán trong thực tế doanh nghiệp để có thể ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán nhanh hơn nhé.
Phần mềm kế toán siêu nhỏ MISA Startbooks với các nghiệp vụ vô cùng đơn giản, số lượng tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ, mẫu biểu, báo cáo đều tối giản hơn rất nhiều so với phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, giúp doanh nghiệp quản lý kho, kế toán, thực hiện các báo cáo…nhan gọn và dễ dàng. Chính vì vậy, đây sẽ lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay.
>> Lập chứng từ kế toán điện tử như thế nào là đúng quy định?
>> Tổng hợp các hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thông dụng nhất