Kiến thức Đặc điểm của các doanh nghiệp siêu nhỏ

Đặc điểm của các doanh nghiệp siêu nhỏ

1111
doanh nghiệp siêu nhỏ

BTC vừa ban hành thông tư 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay sẽ áp dụng một chế độ kế toán riêng, đơn giản và tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp siêu nhỏ. Dưới đây sẽ là một số đặc điểm của doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp có thể tham khảo.

>> Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Ra mắt phần mềm kế toán đầu tiên cho doanh nghiệp siêu nhỏ MISA StartBooks.vn
>> 5 quy định kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần nắm vững

1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

– Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực trên là những doanh nghiệp:
• Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người
• Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng
• Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ đồng/năm

– Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: thương mại và dịch vụ
Vì tính chất của ngành nghề thương mại và dịch vụ không đòi hỏi nhiều lao động nhưng lại có thể mang lại doanh thu cao hơn so với các ngành khác, do đó tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ đối với hai lĩnh vực này có sự khác biệt:
• Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người
• Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng
• Tổng doanh thu: không quá 10 tỷ đồng/năm

đặc điểm doanh nghiệp siêu nhỏ

2. Xác định và kê khai doanh nghiệp siêu nhỏ

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39/NĐ-CP, Doanh nghiệp siêu nhỏ căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

Trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp hưởng nội dung hỗ trợ.

Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí và chi phí liên quan mà doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ.

3. Chế độ kế toán áp dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ

Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, các giám đốc, chủ doanh nghiệp rất khó để kiểm tra và đối soát được các khoản thu – chi của công ty, kế toán viên khi thực hiện ghi sổ sách kế toán, chứng từ rất dễ nhầm lẫn số liệu dẫn tới sai lệch con số ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như quản lý tài chính doanh nghiệp.

Ngày 28/12/2019, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Thông tư quy định về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Công ty Cổ phần MISA – đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp phần mềm kế toán cho doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiên phong phát triển một phần mềm kế toán dành riêng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ – MISA StartBooks.vn đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán cũng như những quy định của Thông tư 132/2018/TT-BTC.

phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, phần mềm kế toán MISA Startbooks.vn, phần mềm kế toán theo thông tư 132/2018/TT-BTC

Phần mềm kế toán MISA StartBooks.vn dành riêng cho đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ nên các nghiệp vụ vô cùng đơn giản, giao diện trực quan và dễ sử dụng. Phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp siêu nhỏ có kế toán tự thực hiện công tác kế toán và cả các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài.

>> Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Ra mắt phần mềm kế toán đầu tiên cho doanh nghiệp siêu nhỏ MISA StartBooks.vn
>> 5 quy định kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần nắm vững

dùng thử phần mềm kế toán