Chuyển đổi số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Được coi là “chìa khoá thành công” của các doanh nghiệp hiện đại, chuyển đổi số là xu thế và nhu cầu tất yếu nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu
Trong cuộc đối thoại của kênh Truyền hình Kinh tế – tài chính VITV về chủ đề: “Kinh tế số: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp (P.2)” lúc 19h45 ngày 22/9 với sự tham gia của bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA, ông Võ Tấn Long – Phó Giám đốc Tư vấn Công nghệ, Công ty PWC Việt Nam, Ông Hà Đăng Chính – Giám đốc Kinh doanh Quốc tế, CTCP Viễn thông Tinh Vân đã cùng trao đổi về chuyển đổi số.
Trong buổi đối thoại, khi được hỏi về sự tất yếu của chuyển đổi số, bà Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc Công Ty Cổ phần MISA nhận định: “Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 việc chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới và tại Việt Nam. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận, tồn tại hay không tồn tại mà thôi cho nên việc chuyển đổi số là điều tất yếu.”
Tuy nhiên, về góc độ doanh nghiệp thì doanh nghiệp nghĩ chuyển đổi số là cái gì đó rất là cao xa rất là khó khăn. Nhưng mà thực tế, theo bà Thúy bản thân từ trước đến nay Công ty Cổ phần MISA khi ứng dụng những giải pháp về công nghệ, nhưng giải pháp như là quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán các khách hàng của MISA họ đã thực hiện trong quá trình chuyển đổi số rồi.
Cũng theo bà Thúy, lợi ích nhìn thấy rõ nhất là chuyển đổi số giúp giảm chi phí và tăng năng suất của người lao động. Lợi ích thứ hai là giúp khách có những trải nghiệm về sản phẩm một cách tốt hơn. Hiện nay công việc của chuyển đổi số của các công ty công nghệ không còn là ứng dụng các phần mềm mà các đơn vị công nghệ thông tin còn tạo ra các nền tảng kết nối người làm dịch vụ, kế toán…
MISA Startbooks – đã và đang tham gia vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
Với những lợi ích chuyển đổi số đang mang lại với doanh nghiệp trong cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, bà Thúy cho biết: “MISA hiện đã có phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Ở đó có thể kết nối với hàng nghìn các công tác viên, các đại lý thuế làm nghề kế toán. Họ tham gia vào hệ thống đó để tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Nếu trước đây chưa có hệ thống đó thì bình thường họ đi làm dịch vụ kế toán, họ chỉ có thể làm cho 10 đến 20 doanh nghiệp thôi, thì nay nếu như họ tham gia vào nền tảng đó, họ sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ của MISA thì họ có thể làm cùng lúc cho cả trăm, vài trăm doanh nghiệp.”
Theo đó bài toán về doanh nghiệp đã được giải quyết, MISA Startbooks giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Các doanh nghiệp siêu nhỏ thực tế hiện nay không đủ kinh phí để thuê riêng một kế toán thì nay các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể sử dụng các dịch vụ kế toán như vậy, chi phí từ đó cũng giảm bớt nhiều.
Còn về góc độ nhà nước, bà Thúy nhận định MISA Startbooks sẽ giúp cho hàng triệu hộ kinh doanh cá thể sẵn sàng phát triển lên thành doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho nhà nước hoàn thành mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020.
Để xem toàn bộ cuộc tọa đàm về “Kinh tế số: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp (P.2)”, anh chị xem: TẠI ĐÂY