Quản lý tiền lương là nội dung công việc không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào, do đó công việc của một kế toán tiền lương là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về kế toán tiền lương cũng như những nghiệp vụ chủ yếu mà kế toán tiền lương phải làm trong doanh nghiệp.
>> Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì?
>> Những nguyên tắc trong kế toán nhất định bạn phải biết
>> 5 phẩm chất của một kế toán trưởng cần có
1. Kế toán tiền lương là gì?
Kế toán tiền lương là một phần hành kế toán trong doanh nghiệp, thực hiện tất cả các hoạt động có liên quan đến các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
Công việc cụ thể của kế toán tiền lương bao gồm quản lý việc chấm công của nhân viên, quản lý tạm ứng lương của nhân viên, quản lý kỳ lương chính, hạch toán tiền lương, tính lương và các khoản trích theo lương và các công việc khác được phân công. Không chỉ xác định lương một cách chính xác và hợp lý, kế toán tiền lương còn phải cân bằng chi phí trả cho người lao động với các chi phí khác của doanh nghiệp, đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ở mức hợp lý.
2. Các nghiệp vụ quan trọng của kế toán tiền lương
a. Tính lương cho người lao động
Tính lương phải trả cho người lao động là công việc mà kế toán tiền lương phải làm định kỳ, thường là hàng tháng. Chi phí tiền lương được hạch toán vào tài khoản 334 – phải trả người lao động.
Nợ TK 154
Nợ TK 622
Nợ TK 6421
Nợ TK 6422
Có TK 334
b. Trích các khoản theo lương
Ngoài chi phí tiền lương, kế toán tiền lương còn phải trích các khoản theo lương theo quy định của nhà nước. Các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn. Mỗi loại chi phí sẽ được quy định một tỉ lệ trích riêng theo quy định của nhà nước.
Nợ TK 6422 (doanh nghiệp chịu)
Có TK 3382 (trích kinh phí công đoàn 2%)
Có TK 3383 (trích bảo hiểm xã hội 18%)
Có TK 3384 (trích bảo hiểm y tế 3%)
Có TK 3389 (trích bảo hiểm thất nghiệp 1%)
c. Trích bảo hiểm theo quy định và tiền lương của người lao động
Ngoài các khoản trích các loại bảo hiểm do doanh nghiệp chịu, kế toán tiền lương cũng hạch toán nghiệp vụ trích bảo hiểm các loại, trừ vào tiền lương của người lao động theo quy định.
Nợ TK 334 (người lao động chịu)
Có TK 3383 (trích bảo hiểm xã hội 8%)
Có TK 3384 (trích bảo hiểm y tế 1,5%)
Có TK 3389 (trích bảo hiểm thất nghiệp 1%)
d. Nộp các loại bảo hiểm theo quy định
Sau khi thực hiện trích các khoản theo lương theo quy định, kế toán tiền lương sẽ tiến hành nộp bảo hiểm các loại và hạch toán như dưới đây.
Nợ TK 3382 (kinh phí công đoàn 2%)
Nợ TK 3383 (bảo hiểm xã hội 26%)
Nợ TK 3384 (bảo hiểm y tế 4,5%)
Nợ TK 3389 (bảo hiểm thất nghiệp 2%)
Có TK 112 (34,5%)
e. Tính thuế thu nhập cá nhân
Nợ TK 334
Có TK 3335
f. Nộp thuế thu nhập cá nhân
Nợ TK 3335
Có TK 111, 112
g. Thanh toán tiền lương cho người lao động
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
h. Nộp bảo hiểm lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3389
Có TK 111, 112
i. Nộp kinh phí công đoàn lên sở lao động
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
Trên đây là những nghiệp vụ bắt buộc mà các kế toán tiền lương nhất định cần biết. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được nhiều cho công việc kế toán của bạn.
>> Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì?
>> Những nguyên tắc trong kế toán nhất định bạn phải biết
>> 5 phẩm chất của một kế toán trưởng cần có
Theo MISA Startbooks