Kiến thức Trở thành chuyên gia quản lý công nợ với những bí kíp...

Trở thành chuyên gia quản lý công nợ với những bí kíp dưới đây

1272
quan-ly-cong-no-phai-thu-khach-hang

Quản lý công nợ phải thu luôn là một công việc khiến các kế toán phải đau đầu. Làm sao để vừa có thể thu hồi nợ kịp thời cho doanh nghiệp lại vừa không làm mất lòng khách hàng quả là một điều không hề dễ dàng. Dưới đây là một số “bí kíp” mà kế toán công nợ có thể áp dụng để có thể làm chủ được công việc của mình.

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư nào?
>> Tổng hợp các hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Cách đọc báo cáo tài chính siêu tốc chỉ với 03 biểu mẫu

quan-ly-cong-no-phai-thu-khach-hang

1. Thiết lập hạn mức nợ cho khách hàng

Trong quản lý công nợ phải thu, chẳng có điều gì tai hại hơn là cho khách hàng nợ không giới hạn. Hãy thiết lập hạn mức công nợ cho khách hàng tùy theo thiện chí và khả năng thanh toán của họ. Nếu khách hàng đã nợ đến hạn mức đã định, hãy kiên quyết nói “không” chứ đừng dại gì mà tiếp tục bán chịu cho họ. Việc tuân thủ đúng hạn mức đề ra sẽ khiến doanh nghiệp giảm thiểu một cách tối đa nguy cơ không đòi được nợ.

2. Tận dụng tốt các mối quan hệ

Kế toán công nợ thường xuyên phải liên lạc với khách hàng và nội dung công việc chủ yếu là…đòi nợ. Chính vì vậy để tránh mất lòng các đối tác thì việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ là rất quan trọng. Cùng với việc sử dụng khả năng ăn nói khéo léo của mình, kế toán cũng có thể cung cấp cho khách nợ những thông tin về khuyến mãi, chiết khấu, ưu đãi,… để mối quan hệ hai bên trở nên thân thiết hơn.
Ngoài ra, để việc quản lý công nợ phải thu hiệu quả hơn thì kế toán cũng cần liên lạc thường xuyên với bộ phận kinh doanh để hạn chế việc bỏ sót các khoản nợ phải thu khách hàng.

3. Xây dựng nhật ký thu nợ

Để có thể quản lý các khoản nợ hiệu quả, kế toán cần phải xây dựng một nhật ký thu nợ. Nhật ký thu nợ cần phải thống kê chi tiết tần suất mua hàng của khách và đối chiếu nợ. Dựa vào nhật ký này, kế toán có thể tiến hành thu các khoản nợ định kỳ, đồng thời ghi nhớ rõ ràng số tiền mà mỗi khách hàng đang nợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhật ký thu nợ còn phải ghi nhiều thông tin khác như những cuộc gọi hoặc email tới các khách nợ, những vấn đề xảy ra trong quá trình thu nợ với từng đối tác để từ đó có những phương án xử lý phù hợp trong từng tình huống cụ thể.

xay-dung-nhat-ky-thu-no

4. Hãy phân loại các “con nợ”

Mỗi khách hàng lại có những đặc điểm khác nhau về khả năng thanh toán, thiện chí thanh toán, tình hình thực tế,… Chính vì vậy, đừng áp dụng một tiêu chuẩn cho tất cả các khách nợ. Hãy xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm và phân loại khách hàng để có những chính sách bán hàng riêng. Đồng thời cần thường xuyên cập nhật hệ thống này để có được những thông tin chính xác nhất khi quản lý công nợ.

5. Đừng ngại góp ý

Với vai trò là người trực tiếp quản lý công nợ, bạn là người hiểu rõ nhất về những ưu điểm và hạn chế trong quy trình hiện tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đừng ngại nêu ra những ý kiến và góp ý với cấp trên để cải thiện chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý công nợ.

Phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ MISA Startbooks.vn hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ quản lý công nợ dễ dàng hơn với hệ thống báo cáo đầy đủ, chính xác.

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư nào?
>> Tổng hợp các hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
>> Cách đọc báo cáo tài chính siêu tốc chỉ với 03 biểu mẫu