Kiến thức Cách đọc báo cáo tài chính siêu tốc chỉ với 03 biểu...

Cách đọc báo cáo tài chính siêu tốc chỉ với 03 biểu mẫu

1719
doc-hieu-bao-cao-tai-chinh

Báo cáo tài chính được coi như là một bức tranh đầy đủ và rõ ràng nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc có thể đọc hiểu báo cáo tài chính là rất quan trọng dù bạn có là chủ doanh nghiệp hay một nhà đầu tư.

Khi đọc báo cáo tài chính, bạn cần quan tâm chủ yếu đến 3 biểu mẫu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanhBáo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những nội dung cơ bản nhất của từng biểu mẫu để quá trình đọc báo cáo tài chính của bạn trở nên dễ dàng hơn.

>> Thủ tục hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho Công ty mới thành lập
>> Hệ thống File Excel cho doanh nghiệp siêu nhỏ
>> 5 quy định kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần nắm vững

doc-hieu-bao-cao-tai-chinh

1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối mỗi kỳ kế toán. Kết cấu của BCĐKT gồm 2 nội dung chính:

a. Tài sản

Phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế toán. Giá trị tài sản này có thể tồn tại với nhiều hình thái khác nhau được liệt kê trong bảng. Thông qua mục này, bạn có thể nắm rõ được quy mô và kết cấu tài sản cũng như khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.

b. Nguồn vốn

Phản ánh nguồn hình thành của các loại tài sản, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn chiếm dụng,… Thông qua mục này, bạn có thể nắm được tỉ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn, từ đó thấy được khả năng tài chính cũng như tính tự chủ của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ vốn chủ sở hữu so với vốn vay cao thì doanh nghiệp có tính tự chủ cao và ngược lại.

bang-can-doi-ke-toan

2. Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD)

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính thể hiện tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Nội dung BCKQKD gồm 3 phần chính là

Doanh thu: bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu.
Chi phí: bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thu nhập và các chi phí khác.
Thông qua BCKQKD, bạn có thể thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình lãi lỗ cũng như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra thông qua việc phân tích BCKQKD, bạn cũng có thể tính ra được cả chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ chi phí trên lợi nhuận, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như đề xuất những phương án cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

bao-cao-ket-qua-kinh-doanh

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính thể hiện những nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp, được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt. BCLCTT gồm 3 phần chính là:
• Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là lượng tiền mặt mà doanh nghiệp kiếm được từ bản thân hoạt động kinh doanh của mình.
• Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là dòng tiền liên quan đến việc mua bán tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không liên quan đến việc tổ chức kinh doanh.
• Dòng tiền từ hoạt động tài chính: là dòng tiền liên quan đến nợ và các giao dịch vốn chủ sở hữu.

Thông qua BCLCTT, bạn có thể thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền cũng như đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

bao-cao-luu-chuyen-tien-te

Hi vọng thông qua những nét cơ bản nhất về những biểu mẫu đã nêu trên, các bạn đã phần nào hiểu được các nội dung trong báo cáo tài chính để có thể đọc hiểu chúng một cách nhanh nhất.

>> Thủ tục hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho Công ty mới thành lập
>> Hệ thống File Excel cho doanh nghiệp siêu nhỏ
>> 5 quy định kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cần nắm vững

dùng thử phần mềm kế toán