Kiến thức 5 điểm doanh nghiệp cần lưu ý về chế độ kế toán...

5 điểm doanh nghiệp cần lưu ý về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo thông tư 132/2018/TT-BTC

1762
che-do-ke-toan-doanh-nghiep-sieu-nho
luu y doanh nghiep sieu nho
Mới đây, ngày 28/12/2018 Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm giúp kế toán tại các đơn vị này đơn giản hơn trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ và báo cáo tài chính. Dưới đây là 5 điểm cần lưu ý theo thông tư 132/2018/TT-BTC.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ được lựa chọn chế độ kế toán áp dụng

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Áp dụng thông tư 133/2016/TT-BTC cho DN vừa và nhỏ

2. Về báo cáo tài chính

a/ Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp thu nhập tính thuế hàng năm phải lập BCTC và phụ biểu BCTC theo danh mục như sau:
  • Báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tính hình tài chính (mẫu B01-DNSN) và Báo cáo kết qua hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DNSN)
  • Phụ biểu báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài khoản (mẫu F01-DNSN) và Báo cáo tình hình thự hiện nghĩa vụ với NSNN (mẫu F02-DNSN)
b/ Đối với DN siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập BCTC để nộp cơ quan thuế nhưng phải tuân thủ thời gian lập và nộp các báo cáo thuế khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. DN siêu nhỏ không bắt buộc phải lập kế toán trưởng

Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. Các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ có thể tự tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

4. Về tài khoản kế toán và chuyển số dư trên sổ kế toán

a/ Hệ thống tài khoản theo Thông tư 132/2018/TT-BTC “tối giản” hơn so với các hệ thống tài khoản của các Chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên Thông tư 132/2018/TT-BTC cũng xuất hiện nhiều tài khoản mới như tài khoản 3311 “Phải trả người lao động”, tài khoản 911 “Doanh thu và thu nhập”,…
b/ Đối với các DN siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC nếu chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC thực hiện chuyển số dư các tài khoản kế toán như sau:
  • Số dư TK112 – Tiền gửi ngân hàng và số dư TK 281 – Tiền gửi có kỳ hạn được chuyển sang TK111 – Tiền;
  • Số dư các TK1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, TK1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ được chuyển sang TK1313 – Thuế GTGT được khấu trừ;
  • Số dư các TK136 – Phải thu nội bộ, TK138 – Phải thu khác, TK141 – Tạm ứng được chuyển sang TK 1318 – Các khoản nợ phải thu khác;
  • Số dư các TK152 – Nguyên vật liệu, TK 153 – Công cụ, dụng cụ được chuyển sang TK1521 – Nguyên vật liệu, dụng cụ;
  • Số dư TK154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được chuyển sang TK1524 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;
  • Số dư các TK155 – Thành phẩm, TK156 – Hàng hóa và TK157- Hàng gửi đi bán được chuyển sang TK1526- Thành phẩm, hàng hóa trong đó có chi tiết theo yêu cầu quản lý;
  • Số dư Nợ TK211 – Tài sản cố định sau khi trừ số dư Có TK214 – Hao mòn tài sản cố định được chuyển sang dư NợTK 211 – Tài sản cố định;
  • Số dư TK334 – Phải trả người lao động được chuyển sang TK3311- Phải trả người lao động
  • Số dư các TK3382 – Kinh phí công đoàn, TK3383 – Bảo hiểm xã hội, TK3384 – Bảo hiểm y tế, TK3385 – Bảo hiểm thất nghiệp được chuyển sang TK3312- Các khoản trích theo lương;
  • Số dư các TK331 – Phải trả người bán, TK335 – Chi phí phải trả, TK336 – Phải trả nội bộ, TK3381 – Phải trả, phải nộp khác, TK3386 – Nhận ký quỹ, ký cược, TK3387- Doanh thu chưa thực hiện, TK3388 – Phải trả, phải nộp khác, TK3411 – Các khoản đi vay và TK3412 – Nợ thuê tài chính được chuyển sang TK3318 – Các khoản nợ phải trả khác;
  • Số dư các TK33311 – Thuế GTGT đầu ra, TK33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu được chuyển sang TK33131- Thuế GTGT phải nộp;
  • Số dư các TK3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt, TK3333 – Thuế xuất, nhập khẩu, TK3335- Thuế thu nhập cá nhân, TK3336 – Thuế tài nguyên, TK3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất, TK33381 – Thuế bảo vệ môi trường, TK33382 – Các loại thuế khác, TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác được chuyển sang TK33138 – Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước;
  • Số dư TK4211- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, TK 212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay được chuyển sang TK4118- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

5. Hiệu lực thi hành

Thông tư 132/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019
Doanh nghiệp có thể xem ngay Thông tư 132/2018/TT-BTC Tại đây
dùng thử phần mềm kế toán